Cách chọn địa điểm mua xe hơi tốt nhất
Túm lại là khó có thể nói đại lý nào giá rẻ hơn đại lý nào. Việc ra quyết định về giá bán là tùy vào từng loại sản phẩm, tùy thời điểm, tùy lượng hàng tồn kho của mỗi đại lý,
(nvbien@ukt.com.vn) Tôi ở Vĩnh Phúc, đang có nhu cầu mua một chiếc xe Toyota camry mới, định xuống Hà nội xem xe và mua luôn nhưng nghe nói hiện nay giá cả rất lung tung, mỗi đại lý một kiểu. Vậy xin hỏi nên mua xe ở đại lý toyota nào uy tín và rẻ nhất, xin cám ơn.
Trả lời:
Cám ơn anh nvbien đã gửi câu hỏi. Về câu hỏi của anh chúng tôi xin trích ra đây kinh nghiệm của một người bán hàng chia sẻ trên 1 diễn đàn ô tô lớn có chia sẻ như sau: Hiện này, để mua 1 chiếc xe toyota mới, các khách hàng có thể lựa chọn mua tại hệ thống các đại lý của Toyota Việt nam trên toàn quốc. Riêng tại Hà nội cũng có đến 7 đại lý và các đại lý này hoàn đoàn là các công ty riêng biệt, không liên quan đến nhau. Mặc dù giá xe Toyota được niêm yết trên toàn quốc là giống nhau nhưng tại mỗi đại lý lại có các mức giá khác nhau (chính xác là các đại lý báo giá niêm yết như nhau nhưng các mức giảm giá cũng như các chương trình khuyến mại lại khác nhau). Lý do vì đâu?
dai-ly-toyota-lang-ha
Đại lý liên doanh Toyota Láng Hạ với cơ chế quản lý minh bạch và linh hoạt
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng phân tích. Các đại lý Toyota là các đơn vị kinh doanh, mục tiêu lớn nhất của các đơn vị kinh doanh chính là lợi nhuận, và mục tiêu này chi phối hầu hết các chính sách về giá cả. Các quyết định về giá cả bị chi phối bởi các yếu tố chính như: Nguồn cung xe đại lý có, sức tiêu thụ hiện tại và kỳ vọng của đại lý, cơ chế quản lý và phong cách lãnh đạo.
1. Nguồn cung xe của từng đại lý là bao nhiêu, có phải muốn bán bao nhiêu cũng được hay không, liệu các đại lý có thể “om xe” gây “sốt ảo” hay không?
Câu trả lời là không. Hệ thống phân phối của Toyota có điểm đặc biệt, theo đó lượng xe mà mỗi đại lý có để bán phụ thuộc vào kế hoạch phân phối của Toyota việt nam cho từng đại lý, và kế hoạch này được chuẩn bị ngay từ đầu năm. Số lượng xe mà các đại lý được phân trong năm kế hoạch phụ thuộc vào: mức tiêu thụ của đại lý các năm trước, số lượng đề nghị nhận xe của từng đại lý trong năm, và một số các chỉ tiêu khác. Nghe cứ như hệ thống phân phối xin cho vậy. Khi đã có kế hoạch thì Toyota có kế hoạch nhập khẩu linh kiện và sản xuất, phân xe cho các đại lý. Việc thay đổi kế hoạch thường ít xảy ra và nếu có thì không phải ngay tức thời mà có có độ trễ là sau ít nhất 3 tháng, phụ thuộc vào tình hình thị trường.
Với các đại lý lớn, sức tiêu thụ lớn trong quá khứ sẽ được nhận số lượng lớn hơn số xe có thể bán trong năm mới so với các đại lý nhỏ hơn, sức tiêu thụ kém hơn. Tuy vậy đây cũng là cơ chế khiến các đại lý có thể có lợi khi thị trường tốt vì có nhiều xe để bán, đem lại lợi nhuận lớn, nhưng ngược lại khi thị trường xấu, đại lý trót nhận số lượng lớn phải chấp nhận bán giá thấp, thậm chí lỗ để giải quyết hàng tồn kho lớn chứ không thể “đem xe trả” nhà máy được. Năm 2008 là một ví dụ. Các đại lý chỉ có thể thoát khỏi thảm cảnh bán lỗ này khi Toyota việt nam thay đổi lại kế hoạch sản xuất, mà như trên đã nói là nếu có thì phải sau ít nhất 3 tháng.
Các đại lý lớn nhất có thể kể tên như Toyota Mỹ Đình, Toyota Giải Phóng, các đại lý nhỏ như Toyota Hoàn Kiêm, Hà Đông, Long Biên..
Toyota Mỹ Đình là đại lý Toyota lớn nhất Miền Bắc, với số lượng xe khủng và danh hiệu 4 năm liên tiếp là đại lý số 1 Việt nam. Giá xe toyota Mỹ đình được cho là khá cứng, tuy vậy với lượng xe khủng, họ vẫn cần phải cạnh tranh bằng giảm giá khủng để giảm hàng tồn khi sức tiêu thụ của thị trường thấp
2. Sức tiêu thụ hiện tại và trong tương lai
Yếu tố này cũng có thể xếp hạng như sau: Toyota Mỹ Đình, Giải Phóng, Láng Hạ, Thăng Long…Chả hiểu sao thằng Mỹ Đình thương hiệu rất mạnh, bán xe nhiều đặc biệt là các tỉnh. Nếu theo yếu tố này thì khách hàng nên mua tại đại lý nào bán được ít, tồn kho nhiều, ví dụ như Toyota Hoàn Kiêm, Hà Đông… Tuy nhiên khi họ giảm tồn kho rồi thì hãy … cẩn thận.
3. Cơ chế quản lý, loại hình của từng đại lý
Thăng Long, Long Biên, Hà Đông: tư nhân, quyết định giá nhanh chóng để lôi kéo khách hàng ký hợp đồng, sau rồi hãy tính. Đôi khi thất hứa với khách hàng về thời hạn giao xe, có khi có tiền xúc ngay lại được ưu tiên về giá.
Thanh Xuân, Láng Hạ: liên doanh nước ngoài, quyết định giá khá cứng nhắc nhưng minh bạch
Hoàn Kiếm: Nhà nước, khá cứng nhắc nhưng giá rất mềm
Mỹ Đình, Giải phóng: khá linh hoạt dựa trên lượng cung xe lớn, giữ uy tín về giao xe đúng hẹn, dịch vụ sau bán hàng thằng Mỹ Đình là rất tốt
4. Phong cách ra quyết định của lãnh đạo
Phụ thuộc vào việc ra quyết định của các lãnh đạo, người quyết định giá bán cho từng trường hợp cụ thể. Đôi khi nếu bạn mua xe gặp khi sếp bên họ “bốc đồng” lên thì bạn có giá hời ngay.
Túm lại là khó có thể nói đại lý nào giá rẻ hơn đại lý nào. Việc ra quyết định về giá bán là tùy vào từng loại sản phẩm, tùy thời điểm, tùy lượng hàng tồn kho của mỗi đại lý, tùy từng khách hàng và đôi khi là tùy cả vào nhân viên bán hàng mà mình làm việc. Thông thường nhân viên mới hay được ưu tiên khi “xin giá” sếp, nên nếu có cô nhân viên mới nào mới vào nghề bạn nên bám lấy ngay và bảo cô ấy “xin sếp” cho bạn giá tốt có khi lại là chiến lược khôn ngoan nhất.
Leave a Reply