Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng bó phanh ô tô hợp lý
Đối với phanh đĩa, khi lớp cao su bảo vệ ắc suốt phanh bị rách, nước bẩn vào gây ra rỉ sét. Khi phanh, do áp lực dầu lớn tác dụng lên pít-tông phanh làm ắc suốt bị đẩy ra, nhưng
Bó phanh là hiện tượng không hiếm gặp, và nhiều trường hợp xuất phát từ sự chủ quan hay thiếu kinh nghiệm của lái xe.
Phanh là hệ thống rất dễ xảy ra sự cố, trong đó bó phanh là một trong những vấn đề nan giải, đặc biệt là khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân đôi khi xuất phát từ việc chủ xe không biết cách sử dụng và bảo dưỡng đúng. Việc biết và hiểu các nguyên nhân gây nên bó phanh là điều hết sức cần thiết cho người lái xe.
Bó phanh: nguyên nhân và xử lý
Phanh là hệ thống rất dễ xảy ra sự cố
Có nhiều nguyên nhân gây bó phanh, tuy nhiên dưới đây là các trường hợp tiêu biểu:
1
Má phanh mòn quá mức, cộng với việc đĩa phanh bị mòn hoặc bị láng nhiều lần khiến đĩa phanh mỏng hơn độ dày tiêu chuẩn. Khi phanh, pít-tông phanh bị đẩy ra quá hành trình giới hạn khiến pít tông hoặc quả đào không thể hồi về được, mà ghì chặt vào trống phanh hay đĩa phanh, gây nên bó phanh. Khi gặp tình huống này, lái xe có thể xử lý tạm thời bằng cách tháo bánh, và tháo cả trống phanh (với phanh tang trống), rồi dùng lấy tua-nơ-vít đẩy pít-tông về vị trí ban đầu rồi đưa xe đến gara để xử lý.
2
Đối với phanh đĩa, khi lớp cao su bảo vệ ắc suốt phanh bị rách, nước bẩn vào gây ra rỉ sét. Khi phanh, do áp lực dầu lớn tác dụng lên pít-tông phanh làm ắc suốt bị đẩy ra, nhưng do lực hồi về nhỏ không thắng được lực cản do ắc suốt bị han rỉ dẫn đến bó phanh. Khi đó tiến hành tháo ắc suốt, vệ sinh sạch sẽ, tra mỡ để bôi sẽ khắc phục được hiện tượng bó phanh ở trên. Pít-tông bị han hay rỗ, nguyên nhân gây bó phanh cũng tương tự và việc khắc phục cũng tiến hành làm sạch như trên hoặc thay thế.
3
Do tác động ngoại cảnh vào đĩa gây biến dạng, khiến đĩa phanh không quay tròn đều mà có hiện tượng đảo. Khi đó má phanh luôn trong trạng thái ghì chặt vào bề mặt đĩa phanh gây bó phanh. Cách khắc phục tạm thời đơn giản nhất là tháo má phanh bị bó ra, cho tới khi được sửa chữa hoàn toàn.
4
Sau khi rửa xe, đi mưa hoặc bị ngập nước, nước lọt vào phanh gây nở má phanh dẫn đến khe hở má phanh, hành trình bàn đạp phanh giảm. Khi đạp phanh dễ gây bó tức thời. Trường hợp thường xuyên xảy ra với phanh tang trống là sau khi rửa xe hoặc đi mưa, xe được cất vào gara trong tình trạng kéo phanh tay. Má phanh đang ướt bị ép chặt vào trống phanh, gây nên tình trạng mút chân không, dẫn đến bó phanh.
Lời khuyên là nên phanh nhẹ cho khô má phanh trước khi cất vào gara, hoặc không kéo phanh tay khi phanh còn ướt. Để xe không bị trôi thì cách tốt nhất là cài vào số lùi (với xe số sàn) và chuyển về P (số tự động). Nếu chẳng may bị bó phanh trong tình huống này thì có thể xử lý bằng cách cài số lùi và cho giật xe đến khi phanh nhả ra.
5
Trong quá trình sửa chữa hay bảo dưỡng xe, hành trình của bàn đạp phanh bị điều chỉnh quá nhỏ, khiến má phanh luôn tì vào trống phanh hoặc đĩa phanh. Khi đạp phanh sẽ gây ra hiện tượng bó phanh tức thời. Đối với trường hợp hành trình tự do không có, khiến má phành luôn cà vào tang phanh hoặc đĩa phanh nhiều làm mòn má phánh, hao nhiên liệu và có thể dẫn đến dính phanh, gây kẹt cứng.
6
Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số trường hợp khác có thể gây bó phanh liên quan đến sự cố kỹ thuật như hỏng lò xo hồi vị má phanh hay hỏng xy-lanh tổng phanh. Những trường hợp này cần được kiểm tra và sửa chữa tại các gara uy tín.
Các nguyên nhân trên đây được tổng hợp từ các tình huống thực tế. Người lái xe cần có cách xử trí linh hoạt căn cứ vào điều kiện sử dụng của mình.
Leave a Reply